Hình ảnh đầu tiên về cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Hình ảnh đầu tiên về cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Ngày đăng: 2015-05-30 15:35:28
Sân bay Cát Bi sẽ thành cảng hàng không quốc tế

Sân bay Cát Bi sẽ thành cảng hàng không quốc tế

Ngày đăng: 2015-05-30 15:30:27
Hải Phòng: Hạ tầng thúc đẩy thị trường bất động sản

Hải Phòng: Hạ tầng thúc đẩy thị trường bất động sản

Ngày đăng: 2015-01-28 01:22:26
Hình ảnh đầu tiên về cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Hình ảnh đầu tiên về cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

 

Tổng chiều dài 105,5km, quy mô 6 làn xe chạy, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế là 120km/h. Bề rộng nền đường 33m, 54 cầu lớn nhỏ, 108 cống chui dân sinh, 9 nút giao liên thông.
Dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với tổng chiều dài 105,5 km và 6 làn xe trong đó 2 làn dừng khẩn cấp đã hoàn thiện được 22,7 km đầu tiên. Tuyến đường này cho phép ôtô chạy với vận tốc tối đa 120 km/h. Tổng mức đầu tư 45.487 tỷ đồng. BQL dự án dự kiến sẽ cho thông xe và khai thác tạm thời từ nút giao quốc lộ 10 (km74+000) đến nút giao với đường Phạm Văn Đồng, Hải Phòng (km96+700) vào ngày 27/5.
Tuyến đường đi qua 4 tỉnh, thành phố, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng. Điểm đầu nằm trên đường vành đai 3 của thành phố Hà Nội. Điểm cuối ở gần cảng Đình Vũ (Hải An, Hải Phòng).
Điểm đầu của cao tốc tại đường vành đai 3 Hà Nội, điểm cuối ở gần cảng Đình Vũ (Hải An, Hải Phòng). Khi hoàn thành toàn tuyến sẽ rút ngắn thời gian đi lại giữa Hà Nội và Hải Phòng từ 2,5 giờ đồng hồ xuống còn chưa đến 1,5 giờ.
Hình ảnh đầu tiên về cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Trên hình ảnh là nút giao với đường Phạm Văn Đồng (địa phận Hải Phòng). Nơi đây đã có hệ thống đèn chiếu sáng.
Hình ảnh đầu tiên về cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Bề rộng nền đường 33 m, 54 cầu lớn nhỏ, 108 cống chui dân sinh, 9 nút giao liên thông.

Hình ảnh đầu tiên về cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Trước đó, Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam đã báo cáo, mời Hội đồng nghiệm thu Nhà nước kiểm tra các hạng mục và có ý kiến chấp thuận về việc đưa đoạn 22,7 km vào khai thác đồng thời chờ ý kiến của Bộ Tài chính để phê duyệt mức thu phí.

Hình ảnh đầu tiên về cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam đề xuất áp dụng mức thu phí là 1.500 đồng/km/xe tiêu chuẩn, tương tự với mức phí đang triển khai tại các tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Bến Lức - Long Thành và Cầu Giẽ - Ninh Bình (đoạn 4 làn xe).

Cụ thể, mức phí sẽ là 35.000 đồng/xe đối với xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn, các loại xe buýt vận tải khách công cộng và cao nhất đối với xe tải trọng từ 18 tấn trở lên, xe chở hàng container bằng 40feet là 180.000 đồng/xe. Các phương tiện thanh toán cước phí tại trạm thu phí Km 95+800 thuộc địa phận phường Hòa Nghĩa, quận Dương Kinh thành phố Hải Phòng.
Cụ thể, mức phí sẽ là 35.000 đồng/xe đối với ôtô dưới 12 ghế ngồi, xe có tải trọng dưới 2 tấn, các loại xe buýt vận tải khách công cộng. Riêng xe tải trọng từ 18 tấn trở lên, xe chở hàng container bằng 40 feet là 180.000 đồng/xe. Các phương tiện thanh toán cước phí tại trạm thu phí Km 95+800 thuộc địa phận phường Hòa Nghĩa, quận Dương Kinh (Hải Phòng).
Hình ảnh đầu tiên về cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Có 7 nút giao liên thông khác mức tại các điểm giao cắt với quốc lộ gồm 17 cầu lớn, 24 cầu trung, 22 cầu vượt và cầu nút giao (tổng chiều dài cầu khoảng 14 km). Dự án sử dụng thảm Asphalt Polymer và lớp tạo nhám trên mặt để đảm bảo an toàn cho xe chạy với tốc độ 120 km/h. Đây là công nghệ mới được áp dụng trên toàn tuyến.
Hình ảnh đầu tiên về cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Hệ thống biển báo đã được lắp đặt tại một số đoạn của 22,7 km đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sắp thông xe.
Hình ảnh đầu tiên về cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Rào chắn cấm gia súc cũng được dựng lên dọc tuyến đường.
Hình ảnh đầu tiên về cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Khu vực đường gom hai bên cơ bản được hoàn thành.
Hình ảnh đầu tiên về cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Đoạn chạy qua xã Hòa Nghĩa, Dương Kinh (Hải Phòng).
Hình ảnh đầu tiên về cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Khu vực trạm dừng chân hiện đã san lấp mặt bằng và chuẩn bị triển khai gói xây dựng nhà ở.
Hình ảnh đầu tiên về cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Trong ảnh là đoạn qua sông Đa Độ thuộc huyện Kiến Thụy (Hải Phòng).
Hình ảnh đầu tiên về cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Các gói thầu còn lại của dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đang gấp rút hoàn thành.
Hình ảnh đầu tiên về cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Người đi qua tuyến cao tốc này sẽ được ngắm nhiều phong cảnh đẹp hai bên đường.
Hình ảnh đầu tiên về cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Điểm cuối của đoạn đường 27,2 km sắp thông xe là nút giao với quốc lộ 10 (km74+000).
Hình ảnh đầu tiên về cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

 

 

Hình ảnh đầu tiên về cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Sân bay Cát Bi sẽ thành cảng hàng không quốc tế

Sân bay Cát Bi sẽ thành cảng hàng không quốc tế

Theo VOV đưa tin, ông Vũ Duy Mật- Phó Giám đốc Cảng hàng không Cát Bi cho biết, sau 10 tháng kể từ ngày khởi công Dự án (19/3/2013), các công việc đang được triển khai từ GPMB, thẩm tra, phê duyệt thiết kế dự toán các các hạng mục công trình, nhà thầu...

Riêng việc thi công sân đỗ đang thực hiện theo hình thức cuốn chiếu, ưu tiên trước 2 vị trí đỗ mới để phấn đấu hoàn thành xây dựng, nghiệm thu cấp phép đưa vào sử dụng trong tháng 4/2014.

Trong thời gian qua, các Nhà thầu đã huy động trên 80 máy đào, máy ủi, máy lu, máy san, ô tô vận tải để thi công và hoàn thành trên 1 triệu m3 đào nền, đắp cát. 

Mô hình Cảng hàng không quốc tế Cát Bi
Mô hình Cảng hàng không quốc tế Cát Bi

Quy hoạch cảng hàng không quốc tế Cát Bi được hình thành từ 2 dự án thành phần, trong đó dự án đầu tư xây dựng khu bay được Chính phủ giao cho TP.Hải Phòng là cấp quyết định đầu tư, Ban quản lý các dự án cầu Hải Phòng được giao nhiệm vụ quản lý dự án.

Cảng hàng không Quốc tế Cát Bi sẽ là Cảng hàng không quốc tế cấp 4E theo quy định của ICAO, sản lượng vận chuyển hành khách 2 triệu lượt người/năm, tương đương 800 hành khách/giờ cao điểm.

Sau khi hoàn thành dự án, cùng với hệ thống đường hàng hải, đường hàng không từ sân bay Cát Bi, Hải Phòng được kỳ vọng sẽ trở thành địa phương kết nối sức mạnh giao thông quốc tế đến với khu vực và trên thế giới.

Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh, hiện nay, 5 sân bay quốc tế Phú Bài (Huế), Cam Ranh (Nha Trang), Liên Khương (Đà Lạt), Phú Quốc và Cần Thơ đều đang ế ẩm. 

Cuối năm 2009, Liên Khương đã được nâng cấp và xây dựng nhà ga mới với hai ga quốc tế và quốc nội riêng biệt, có khả năng đáp ứng 1,5 - 2 triệu khách mỗi năm. Nhưng trên thực tế, tới thời điểm này, khả năng khai thác các chuyến bay quốc tế từ sân bay này vẫn bỏ ngỏ.

Sân bay Phú Quốc chỉ đón khách nội địa
Sân bay Phú Quốc chỉ đón khách nội địa

Tương tự, cuối năm 2012, cảng hàng không quốc tế Phú Quốc cũng chính thức khánh thành, tổng mức đầu tư 3.000 tỷ đồng, có khả năng đón hơn 3 triệu lượt khách/năm. Là sân bay xây mới hoàn toàn, đều được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, ngay cả các chuyến bay nội địa, số lượng hành khách qua sân bay cũng chỉ mới đạt xấp xỉ 1/4 công suất thiết kế.

Mặc dù vậy, một số sân bay khác cũng đang tính tới việc nâng cấp thành sân bay quốc tế như sân bay Vinh (Nghệ An), Cát Bi (Hải Phòng). 

Theo ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục hàng không thì việc nâng cấp sân bay Vinh do nhu cầu thị trường lớn nên Vietnam Airlines đề nghị mở đường bay Vinh - Viêng Chăn (Lào). 

Trước đó, cảng hàng không quốc tế Long Thành cũng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch với sân bay cấp 4F (phân cấp của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế FAO), công suất mỗi năm tiếp nhận khoảng 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa.

Theo Quy hoạch, Cảng hàng không quốc tế Long Thành có chức năng trung chuyển trong khu vực Đông Nam Á, có khả năng cạnh tranh với các cảng hàng không lớn trên thế giới, tiếp nhận được các máy bay A380-800 hoặc tương đương. Dự kiến tiến độ, trong các năm từ 2011-2014 sẽ là giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thu xếp tài chính.

Nhưng trong bối cảnh hiện nay, dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành (CHKQT) cũng được các chuyên gia và dư luận đánh giá là không cần thiết "quá sớm vì không hiệu quả kinh tế".

Song, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng lập luận rằng, phải tiếp tục đầu tư mở rộng để đảm bảo sân bay Long Thành sẽ thay thế CHKQT Tân Sơn Nhất, trở thành CHKQT quan trọng nhất của khu vực phía Nam, là CHKQT lớn nhất toàn quốc và là trung tâm trung chuyển hành khách của khu vực theo tiêu chuẩn quốc tế, với công suất 80-100 triệu khách/năm.

Thái Linh 

Sân bay Cát Bi sẽ thành cảng hàng không quốc tế

Hải Phòng: Hạ tầng thúc đẩy thị trường bất động sản

Hải Phòng: Hạ tầng thúc đẩy thị trường bất động sản

Những năm gần đây, nhiều dự án (DA) phát triển hạ tầng đô thị Hải Phòng được triển khai, trong đó có nhiều DA trọng điểm như DA đường ô tô cao tốc Tân Vũ - Lạch Huyện, DA mở rộng Sân bay quốc tế Cát Bi... Đây chính là cơ sở đưa thị trường BĐS Hải Phòng phục hồi sau thời gian dài trầm lắng.

Năm 2015 được các chuyên gia BĐS đánh giá là một năm lạc quan đối với thị trường BĐS Hải Phòng. Từ giữa năm 2014, dấu hiệu phục hồi đã được thể hiện rõ ở việc nhiều DA BĐS được khởi động trở lại; giao dịch mua bán trên thị trường xuất hiện với tần suất nhiều hơn. Ngoài các dự án được khởi động lại, xuất hiện nhiều DA mới được công bố và chuẩn bị đầu tư.

Hiệu quả từ các công trình phát triển hạ tầng

Theo ông Nguyễn Ngọc Thành - Chủ tịch Hiệp Hội BĐS Hải Phòng: Thị trường BĐS Hải Phòng năm 2015 có dấu hiệu phục hồi rõ rệt với nhiều tín hiệu lạc quan là do tác động mạnh mẽ từ những hiệu quả đầu tư của thành phố Hải Phòng vào phát triển hạ tầng có tầm chiến lược, để kết nối giao thương giữa Hải Phòng với các tỉnh thành trong nước và với thế giới như DA Sân bay Cát Bi, đường ô tô cao tốc Tân Vũ - Lạch Huyện, cảng quốc tế Lạch Huyện…

Và một loạt quy hoạch được đưa vào thực hiện như quy hoạch về đường ra đảo Tân Vũ, đường cao tốc Hải Phòng - Quảng Ninh, những DA đầu tư về cầu, đường của Hải Phòng… Đây là những công trình làm gia tăng lợi ích của thị trường BĐS, gia tăng tiện ích của xã hội. Đồng thời gia tăng niềm tin của nhân dân nói chung, người tiêu dùng có nhu cầu BĐS nói riêng.

Năm 2015, Hải Phòng đang chỉ đạo quyết liệt trong việc hoàn thành các DA trọng điểm. Đặc biệt, Hải Phòng đã có sự phối hợp rất tốt với Bộ Giao thông Vận tải trong việc chỉ đạo thực hiện các DA lớn trọng điểm mà gần đây nhất DA đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện được đưa vào danh mục DA trọng điểm của ngành giao thông vận tải. Những sự thay đổi đó mở ra hướng đi rất lớn cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung, trong đó trực tiếp sự phát triển của thị trường BĐS.

Sự đầu tư cho hạ tầng đô thị đã đưa Hải Phòng thành một thành phố tiềm năng, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đây cũng là một trong những yếu tố làm cho kinh tế - xã hội Hải Phòng năm 2014 có những chuyển biến rõ nét, tăng 35 bậc, vươn lên xếp hạng thứ 15 của cả nước, tăng trưởng GDP đạt 8,53% (mức cao nhất trong 3 năm gần đây), gấp 1,45 lần bình quân chung cả nước.

Sự phát triển nền kinh tế này đã tác động mạnh vào các lĩnh vực kinh tế trong đó có thị trường BĐS. Hệ quả của nó là làm cho không khí đầu tư trên thị trường BĐS sôi động hơn. Nhiều DA được công bố như DA Trung tâm thương mại, văn phòng và căn hộ cao cấp Vincom Plaza, khu vui chơi giải trí, nhà ở, công viên sinh thái đảo Vũ Yên của Tập đoàn Vingroup; DA Khu du lịch và vui chơi giải trí cao cấp tại khu vực đảo Hòn Dấu của Cty CP Him Lam; DA Trung tâm thương mại, dịch vụ, giải trí Nguyễn Kim, DA Khu phức hợp SHP Plaza bao gồm các dịch vụ Trung tâm thương mại, ẩm thực, khách sạn 4*, khu văn phòng cho thuê, khu căn hộ cao cấp … Những DA này là thước đo nhịp độ phát triển thị trường BĐS. Nó tạo ra không khí, hình ảnh mới cho thị trường BĐS Hải Phòng.

Mặt khác, dưới sự phát triển của kinh tế Hải Phòng, mức sống, thu nhập của người dân có sự cải thiện nhất định. Sự cải thiện này thúc đẩy nhu cầu, trong đó có nhu cầu về nhà ở, nhu cầu về khu vui chơi giả trí, nhu cầu về tiện ích đô thị. Đó chính là cơ sở để thị trường BĐS phát triển.

BĐS Hải Phòng sôi động trở lại

Cũng theo ông Thành, Luật Nhà ở mới bắt đầu thực hiện từ năm 2015, mặc dù chưa trực tiếp tạo ra trạng thái mới cho thị trường BĐS nhưng là một trong những nền tảng để thị trường BĐS có hành lang rộng hơn trong quá trình vận động. Trong đó mở thêm vấn đề nhà ở cho người nước ngoài. Nhờ có những quy định mới mà thị trường này không bị ngột ngạt, không bị hạn chế trong nền kinh tế, môi trường đầu tư cũng trở nên thông thoáng hơn.

Luật Nhà ở không chỉ tác động nhất thời cho nên ngay tại thời điểm bắt đầu thực hiện nó chưa có biểu hiện cụ thể, nhưng quá trình vận hành yếu tố mới này sẽ đưa đến những trạng thái mới, hình ảnh mới, sẽ tích cực hơn, sống động hơn và có tính hiệu quả cao hơn. Và thị trường BĐS Hải Phòng cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng này.

Từ những yếu tố khách quan và chủ quan như trên, năm 2015 được đánh giá sẽ là một năm lạc quan với nhiều dấu hiệu phục hồi của thị trường BĐS Hải Phòng.

Theo thống kê chung của các sàn giao dịch BĐS Hải Phòng, các giao dịch 2 tháng đầu năm 2015 so với cuối năm 2013 đầu năm 2014 đã tăng hơn 30%.

Giá cả BĐS tại các khu trung tâm thành phố Hải Phòng trước đây lao dốc rất mạnh, nhưng hiện nay đang có dấu hiệu chững lại và tăng giá. Cụ thể như khu đường Lê Hồng Phong có thời kỳ lên đến 80 triệu đồng/m2, khi thị trường BĐS trầm lắng tụt xuống còn 40 triệu đồng/m2, nhưng hiện tại giá đã nhúc nhích tăng gần 50 triệu/m2.

Theo báo cáo của Cty CP Đầu tư Thùy Dương, DA khu nhà ở cao cấp TD Plaza của Cty này, toàn bộ các căn hộ đã được phủ kín. Dự án Khu nhà ở biệt thự ven hồ TD Lakeside mới đang trong quá trình đầu tư nhưng đã có hơn 30% lượng khách hàng đăng ký mua.

Nhiều DA có những chuyển động rõ ràng hơn. Ví dụ như dự án Khu đô thị ven sông Lạch Tray đã có những động thái đầu tư thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng như trưng bày mô hình DA… Hay dự án khu phức hợp SHP Plaza tọa lạc tại 12 Lạch Tray cũng đang được khá nhiều khách hàng quan tâm và tìm hiểu.

Hiện nay, quận Hải An, quận Kiến An, thị trường BĐS cũng có những chuyển động tích cực. Nhân dân rất quan tâm đến sự phát triển của các khu vực quận Hải An vì hiện nay quận đang chuyển động, tiềm ẩn đột phá về tiện ích, giá trị với rất nhiều DA phát triển hạ tầng trọng điểm của thành phố như DA mở rộng Sân bay quốc tế Cát Bi, các dự án đường giao thông… tạo ra lợi thế phát triển đô thị.

Việc Hải Phòng xây dựng cầu Niệm 2 và sửa chữa cầu Niệm 1 cũng đã làm cho thị trường BĐS quận Kiến An từ cuối năm 2014 đến nay có nhiều khởi sắc, những DA nhà ở đã có sự gia tăng về giá, gia tăng về nhu cầu và các giao dịch cũng tăng.

Như vậy có thể thấy, sự tác động của Nhà nước bằng các chính sách, bằng việc đầu tư hạ tầng đã tác động lớn đến sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, trong đó có thị trường BĐS. Trong đó, sự đầu tư phát triển hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại của Hải Phòng đã kéo theo hệ quả là sự sôi động trở lại của của thị trường BĐS.

Theo Mỹ Hạnh (Báo Xây dựng)

Hải Phòng: Hạ tầng thúc đẩy thị trường bất động sản

Hải Phòng phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư

Hải Phòng phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư

Với vị thế là cửa ngõ đường hàng hải của khu vực kinh tế phía bắc, GDP tăng trưởng liên tục với tốc độ bình quân 11%/năm, thành phố Hải Phòng đang ngày càng khẳng vai trò là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Đặc biệt, trong 2 năm vừa qua, thành phố hoa phượng đỏ đã có những bước đột phá mạnh mẽ về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, với lượng vốn thu hút bằng hơn 30% tổng số vốn thu hút từ trước tới nay. Để có được sự bứt phá mạnh mẽ này, Hải Phòng đã tập trung tối đa nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng.

Hải Phòng phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư

HCB trở thành nhà thầu xây dựng chính Dự án SHP Plaza

HCB trở thành nhà thầu xây dựng chính Dự án SHP Plaza


Cty CP Bất động sản Sơn và Hóa chất Á Châu (APACHEM) và Ngân hàng ACB ký kết tài trợ vốn cho Dự án SHP Plaza.

Theo nội dung ký kết, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) sẽ tiến hành tài trợ vốn xây dựng công trình và hỗ trợ khách hàng mua nhà tại Dự án SHP Plaza, do Cty Cổ phần Bất động sản Sơn và Hóa chất Á Châu (APACHEM) làm chủ đầu tư. Đồng thời, Cty CP Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hòa Bình cũng trở thành nhà thầu xây dựng chính của Dự án.


Cty CP Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hòa Bình (HBC) trở thành nhà thầu xây dựng chính Dự án SHP Plaza.

Việc ký kết hợp đồng hợp tác này góp phần đưa Dự án tòa nhà SHP Plaza nhanh chóng được hoàn thiện, nâng cao chất lượng trong quá trình triển khai xây dựng và đầu tư. Đây cũng là cơ hội tốt để Ngân hàng ACB mang tới cho khách hàng tương lai của mình những cơ hội trải nghiệm tuyệt vời từ các tiện ích mà SHP Plaza mang lại.


Phối cảnh trung Tâm thương mại SHP Plaza

SHP Plaza là tòa nhà phức hợp cao nhất tại Hải Phòng gồm: Khách sạn 4 sao thương hiệu Accor, văn phòng, căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại và các dịch vụ tiện ích mang tiêu chuẩn quốc tế hiện đại.

Tòa nhà tọa lạc ngay trên con phố trung tâm Lạch Tray, có khuôn viên rộng hơn 3.000 m2 với 28 tầng nổi và 2 tầng hầm do kiến trúc sư nổi tiếng Fujinami của Nhật Bản thiết kế. Với lối kiến trúc thông minh và tinh tế, SHP Plaza sẽ trở thành điểm nổi bật và thu hút được ví như “viên ngọc của thành phố Cảng”.

Dự án sau khi hoàn thiện được kỳ vọng sẽ là tiền đề cho sự phát triển thương hiệu, mở rộng hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, kinh doanh BĐS và khẳng định sự lớn mạnh không ngừng của Tập đoàn VLC.

Với tư cách là nhà thầu chính của Dự án, Công ty CP Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hòa Bình có thêm cơ hội được thể hiện trách nhiệm cũng như năng lực của mình khi đảm nhận dự án trọng điểm này. Được biết, năm 2014, Hòa Bình là nhà thầu xây dựng duy nhất được vinh dự trao tặng Thương hiệu Quốc gia 2014 và có 5 công trình đạt giải công trình chất lượng cao của Bộ Xây dựng.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT, TGĐ Cty CP Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hòa Bình khẳng định: Sự kiện ký kết Dự án SHP Plaza có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước phát triển của Hòa Bình tại thị trường mới đầy tiềm năng là thành phố cảng Hải Phòng - cửa ngõ giao thông lớn nhất và lâu đời nhất ở phía Bắc. Hòa Bình cam kết thi công xây dựng Dự án đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ.

Mỹ Hạnh

HCB trở thành nhà thầu xây dựng chính Dự án SHP Plaza